SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU GIỮA SƠN BỘT TĨNH ĐIỆN VÀ SƠN THƯỜNG.
Sơn tĩnh điện và sơn thường tạo ra những sản phẩm có độ bóng, đẹp và chất lượng tốt khác nhau. Tuy nhiên, khi áp dụng thực tế, so sánh sơn tĩnh điện và sơn thường có nhiều điểm khác biệt. Cùng tìm hiểu khái niệm và ưu, nhược điểm của mỗi loại sơn thông qua bài viết dưới đây.
- Sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện là loại sơn được phủ dưới dạng bột khô và chảy tự do. Khác với sơn lỏng thông thường, sơn tĩnh điện được đóng rắn dưới nhiệt hoặc bằng tia cực tím. Bột của sơn tĩnh điện được làm từ polyme nhiệt rắn hoặc nhựa nhiệt dẻo, được liên kết với nhau bằng phương pháp tích điện nên đẹp và cứng hơn sơn thường. Hiện nay, sơn tĩnh điện được sử dụng để phủ lên bề mặt xe máy, ô tô và nhiều thiết bị gia dụng khác để giữ được độ bền, đẹp cho sản phẩm.
Những đặc tính cơ bản của sơn tĩnh điện:
- Sơn tĩnh điện tồn tại ở dạng bột khô, không chứa chất lỏng nên lớp phủ dày và cứng hơn so với các loại sơn khác nên người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về sơn tĩnh điện có bền không?
- Dạng bột của sơn tĩnh điện tạo điều kiện dễ dàng để tạo hiệu ứng và trộn được các màu sắc đặc biệt chỉ trong cùng một lớp sơn.
- Quy trình sơn tĩnh điện dễ dàng nhờ súng phun sơn tự động.
Chính những đặc tính kể trên đã tạo ra nhiều ưu điểm của sơn tĩnh điện:
- Sơn tĩnh điện cứng, có độ bền cao và không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân từ môi trường hay chất oxy hóa. Vì vậy, các sản phẩm sơn tĩnh điện luôn giữ được độ mới với lớp sơn sáng bóng đẹp mắt.
- Sơn tĩnh điện có giá trị kinh tế cao vì trong quá trình sơn nếu còn bột dư sẽ được tái sử dụng, từ đó giúp tiết kiệm chi phí.
- Sơn tĩnh điện thân thiện với môi trường và an toàn với người sử dụng hơn các loại sơn thông thường. Điều này được lý giải dựa vào dây chuyền sản xuất sơn tĩnh điện tạo ra ít chất thải độc hại hơn so với dây chuyền tạo ra những loại sơn lỏng khác.
- Sơn thường
Sơn thường là một loại sơn dạng lỏng (có thể hóa lỏng hoặc tồn tại dưới dạng chất liệu rắn mastic) dùng để phủ lên bất kỳ bề mặt nào rồi chuyển thành lớp màng cứng. Loại sơn này sử dụng lượng dung môi chiếm 60%, dùng chổi, cọ hoặc phun để phủ sơn lên sản phẩm. Với đặc tính này, sơn thường được dùng để tạo kết cấu, tạo màu hoặc bảo vệ cho bề mặt của đối tượng sơn.
Ưu điểm của sơn thường:
- Sơn thường được sử dụng rộng rãi trong đời sống nên có giá hợp lý.
- Khác với sơn tĩnh điện, quy trình sử dụng sơn thường rất đơn giản. Người không có kỹ thuật sơn vẫn có thể sử dụng loại sơn này.
3.So sánh sơn bột tĩnh điện và sơn thường
Qua hai khái niệm trên, có thể thấy sơn tĩnh điện và sơn thường có những ưu - nhược điểm hoàn toàn khác biệt. Để lựa chọn loại sơn phù hợp với nhu cầu sử dụng, đòi hỏi người dùng phải nắm rõ đặc điểm của mỗi loại đặt trong từng yếu tố cụ thể. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về những đặc điểm cơ bản giải thích sơn tĩnh điện và sơn thường khác nhau như thế nào:
Yếu tố |
Sơn tĩnh điện |
Sơn thường |
Chi phí |
Chi phí tiết kiệm nhờ quy trình hiệu quả, không phát sinh thêm phí nhân công, vật liệu,... |
Quy trình sử dụng sơn thường kém hiệu quả hơn. Khách hàng phải chi trả một khoản tiền để xử lý phần sơn thừa |
Sự an toàn |
Người thi công được bảo hộ và trang bị súng phun sơn, không tiếp xúc trực tiếp với sơn |
Người thi công sử dụng cọ hoặc chổi và trực tiếp sơn lên bề mặt của sản phẩm nên dễ bị dính màu sơn |
Thân thiện với môi trường |
Không chứa hợp chất hữu cơ hay dung môi nên an toàn cho môi trường |
Thành phần chứa hàm lượng dung môi lớn gây ô nhiễm môi trường |
Tính hiệu quả |
Sơn tĩnh điện giúp sản phẩm có độ phủ đều, dày và cứng |
Lớp phủ của sơn thường mỏng và không đều màu |
Màu sắc |
Màu sắc chuẩn, đẹp và không bị tác động bởi tia cực tím |
Màu dễ bị phai theo thời gian |
Độ bền |
Lớp phủ sơn tĩnh điện được liên kết chặt chẽ với công nghệ hiện đại nên khó bị bong tróc, trầy xước trong thời gian dài |
Dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân của môi trường, dễ bị bong tróc |
Bảng so sánh trên đã thể hiện đầy đủ sự khác nhau giữa sơn tĩnh điện và sơn thường. Hiện nay, sơn tĩnh điện với nhiều ưu điểm vượt trội là sự lựa chọn ưu tiên cho những sản phẩm chất lượng.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline: 0964.244.646 hoặc truy cập website để được hỗ trợ tư vấn và báo giá sớm nhất.